|
|
Gửi ngày 26 tháng 2 năm 2022 lúc 2:42 pm | |
RLNC được mô tả đầu tiên bởi bác sĩ tâm thần người Pháp Philipe Pinel vào năm 1809 với những nét cơ bản là “khùng nhưng không hoang tưởng” (Manie sans délire). Sau Pinel, học trò của ông là bác sĩ Équirol đã phân biệt RLNC với các rối loạn cảm xúc tâm thần khác như sa sút, hưng cảm, trầm cảm… 1835 Pritchard đã định nghĩa các RLNC theo thuyết hành vi. Mà đặc trưng của nó là các khía cạnh chống đối xã hội. Cho tới nay những phát hiện của ông vẫn còn được giữ lại trong các tiêu chuẩn chẩn đoán. Trong suốt những năm 1850 -1895 các bác sĩ thần kinh như Morel, Koch hay Magnan cũng lần lượt đưa ra những mô tả về RLNC liên quan đến sa sút tâm thần, “thái nhân cách thấp kém” hay nghi ngờ về mối liên hệ dự báo các bất thường trong nhân cách. Tuy nhiên, những mô tả này đều không hoàn chỉnh và mang tính bao quát cho tới 1904 Emil Kraepelin một bác sĩ tâm thần người Đức đưa ra bản mô tả được cho là đầy đủ nhất từ trước đến nay về RLNC (Personnal psycho-patériques). 2 thập kỷ sau, 1923 Kurt Schneider
mới đưa ra mô tả 10 loại RLNC (bùng nổ,trầm cảm,bất định..)dựa trên các quan sát lâm sàng.Bảng phân loại của ông đã mở rộng diện quan sát đối với các RLNC và đã đặt nền tảng cho các phân loại sau này. 1972 trường phái Saint-Louis(Hoa Kỳ) đã công bố bảng phân loại RLNC của họ dựa trên các tiêu chuẩn của Feigher thông qua các công trình theo dõi cá nhân và gia đình. 1975 Viện Sức Khỏe Tâm Thần Hoa Kỳ (NIMH đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về tâm thần trong đó có đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán trong nghiên cứu đặc biệt là đối với các các RLNC (khí sắc tuần hoàn,bất định,phi xã hội,dạng phân liệt). Từ 1980 Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần III (DSM III) của Hiệp Hội các Bác Sĩ Tâm Thần Hoa Kỳ (APA) rồi tiếp đến các phiên bản IIIR rồi IV TR và gần đây là DSM V, trên bình diện quốc tế là chương V của Bảng Phân Loại Quốc Tế Bệnh Tật (ICD) lần 9 rồi 10 của OMS dành cho các rối loạn tâm thần là những hệ thống phân loại được thừa nhận toàn cầu,trong đó các RLNC đuợc ghi nhận trong nhóm 301 của DSM và nhóm F 60 của ICD. Theo
Schneider “Nhân cách bệnh lý là những lệch lạc của nhân cách có thể lượng giá được,có tỷ lệ thấp về thống kê và chính thái độ và hành vi của đối tượng gây nên đau khổ cho chính họ cũng như xung quanh ” Theo DSM IV “RLNC là một dạng bất biến của quá trình sống và cư xử đi lệch ra ngoài nền văn hóa tương quan với người đó,có tính chi phối và cứng nhắc, thường xuất hiện vào đầu tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành,hằng định với thời gian và là nguồn gốc gây đau khổ hoặc sút giảm chức năng”. Theo ICD 10 “Rối loạn nhân cách bao gồm các dạng hành vi bền vững và ăn sâu bộc lộ qua sự đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau ” Có rất nhiều khái niệm về RLNC. Tuy nhiên chúng ta có hiểu một cách đơn giản nhất, rối loạn nhân cách là một nhóm các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến nhận thức và phản ứng của con người thông qua cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách ứng xử. Rối loạn nhân cách gây ra tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của não bộ (trở nên cứng nhắc và khó thích trong công việc và cuộc sống) cũng như những cảm xúc tiêu cực, kích động mà người mắc không thể kiểm soát được. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức thế giới, thái độ, suy nghĩ và cảm xúc. Những người bị rối loạn nhân cách rất khó nhận biết hành vi nào là bình thường hay bất thường. Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết. Khoảng 10% dân số nói chung và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các đơn vị bệnh viện và phòng khám có rối loạn nhân cách. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc của người mắc RLNC. Tuy nhiên,
Rối loạn nhân cách được cho là có ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới với tỉ lệ 3:1 ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Đối với hầu hết các rối loạn nhân cách, tỉ lệ di truyền khoảng 50%, tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều rối loạn tâm thần điển hình khác. Tỉ lệ di truyền này đối ngược với giả thuyết chung rằng các rối loạn nhân cách là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành bởi một môi trường bất lợi. DSM-5 chia 10 loại RLNC thành các nhóm nhỏ với đặc trưng hành vi tương tự bao gồm: Nhóm A
được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị bao gồm: Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường bao gồm: Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi bao gồm: Các trường phái Pháp có quan điểm xem các RLNC như một dạng bệnh “nhẹ” hoặc tạo cơ địa cho các bệnh lý tâm thần thực thụ. Trong đó quan điểm của Kemberg rất được ưa chuộng. Theo đó, ông chia RLNC thành 3 nhóm theo bản chất bệnh lý : Những người có rối loạn nhân cách thường có vẻ không nhất quán, bối rối và bực bội đối với những người xung quanh họ (bao gồm cả các bác sĩ lâm sàng). Những người này có thể gặp khó khăn trong việc biết ranh giới giữa chính họ và những người khác. Lòng tự trọng của họ cao hay thấp một cách không thích hợp. Họ có thể có các hình thức nuôi dạy con không phù hợp, tách rời, quá xúc cảm, lạm dụng, hoặc không có trách nhiệm, có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần ở vợ/chồng hoặc con cái của họ. Những người có rối loạn nhân cách có thể không nhận ra rằng họ có vấn đề. Các triệu chứng phổ biến của rối loạn nhân cách là: Tùy thuộc vào rối loạn bạn có và nhóm bạn thuộc về, các triệu chứng có thể khác nhau: Theo DSM-5, triệu chứng của rối loạn nhân cách chủ yếu được bộc lộ dựa trên vấn đề của: Có rất nhiều dạng rối loạn nhân cách nhưng chúng đều có đặc điểm chung sau: Phần lớn người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách phù hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn ở trên Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM. Rối loạn nhân cách được phân ở mục hai thuộc tài liệu chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, DSM-IV. Để chẩn đoán rối loạn nhân cách, những tiêu chuẩn đặc biệt được liệt kê dưới đây phải được đáp ứng:
A.Có nhận thức và hành vi lâu dài khác biệt rõ ràng
với chuẩn văn hóa của cá nhân đó. Phải có ít nhất hai biểu hiện bất thường thể hiện ở các lĩnh vực sau:
B.Các mẫu ứng xử, hành vi tồn tại lâu dài cứng nhắc và ảnh hưởng rộng đến các hoạt động cá nhân và xã hội.
C.Sự tồn tại dai dẳng của các mẫu dẫn đến tình trạng đau khổ thực sự hoặc làm suy giảm các chức năng xã hội, công việc hoặc các chức năng quan trọng khác.
D.Các mẫu tồn tại một cách ổn định và lâu dài, đồng thời phải
xuất hiện trước thời thanh niên hoặc trưởng thành.
E.Các mẫu không phải là biểu hiện hay hệ quả thích hợp hơn của một loại rối loạn tâm thần nào khác.
F.Các mẫu
không phải là hệ quả trực tiếp từ những vấn đề thể chất hay điều kiện sức khỏe nói chung như là bị tổn thương ở đầu. Những người dưới 18 tuổi phù hợp với những tiêu chuẩn rối loạn nhân cách thường không được chẩn đoán là bị bệnh này, nhưng họ có thể được chẩn đoán các rối loạn khác có liên quan.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
không được chẩn đoán cho tất cả những người dưới 18 tuổi. Mặc dù là một rối loạn tâm thần tuy nhiên cần phải rạch ròi để có thể tách ra những bất thường nằm trong tính cách và thái độ (RLNC) và các triệu chứng của các bệnh lý tâm thần. Tác giả Foulds đã đưa ra các tiêu chí sau: Các nét tính cách thì có tính phổ biến và toàn cầu,trong khi các triệu chứng thì thường cục bộ hơn,thay đổi theo từng nền văn hóa. Người RLNC thấy các nét tính cách của mình là hài hòa và phù hợp (syntône), trong khi người bệnh thì cảm thấy khó chịu với các triệu chứng (égodystonic) Các nét tính cách thì hằng định và bền vững trong khi triệu chứng sẽ biến đổi theo thời gian. Hầu hết các rối loạn nhân cách đều không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và đây cũng là một cơ sở cho việc chẩn đoán phân biệt giữa rối loạn nhân cách và rối loạn khí sắc. Tuy nhiên, gần đây có sự gia tăng khuynh hướng dùng thuốc trong điều trị
. Điều trị với
anxiolytic
hoặc
thuốc an thần
trong giai đoạn ngắn cho trường hợp bị
stress
nặng. Điều trị dài hạn bao gồm
thuốc an thần
có thể hữu dụng đối với
rối loạn nhân cách hoang tưởng
và
rối loạn nhân cách phân liệt. Tuy nhiên có thể thuốc có hiệu quả trong việc điều khiển nguy hiểm và stress hơn là điều trị dài hạn chính bản thân căn bệnh rối loạn nhân cách. trị liệu tâm lý được cho là phương pháp trị liệu Vàng đối với người mắc RLNC. Theo đó, các liệu pháp tâm lý sẽ tậm trung đến cấu trúc và sự phát triển của nhân cách chủ thể thông qua các nhân tố từ bên trong. Nhà tâm lý sẽ có trách nhiệm khơi gợi và giúp thân chủ tự hé mở thế giới tâm hồn của mình để tự hiểu được những cảm xúc của của mình. nhận thức hành vi được cho là liệu pháp trị liệu tối ưu nhất đối với chủ thể RLNC.
Phần lớn liệu pháp hành vi nhận thức hướng tới những khía cạnh đặc biệt như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và thái độ, không phải toàn bộ tình trạng rối loạn nhân cách của người bệnh. |
|
Quay về Kiến thức cơ bản | |
Các bài mới:
| |