User:
Pass:
 
Quên mật khẩu?
Nhật Ký Về Những Cảm Xúc Và Ý Nghĩ

Nhật Ký Về Những Cảm Xúc Và Ý Nghĩ


Nhật Ký Về Những Cảm Xúc Và Ý Nghĩ

Nhật ký về những cảm xúc và ý nghĩ là một trong những liệu pháp nhận thức hành vi của BECK được các nhà Tâm lý lâm sàng sử dụng cho các Thân chủ của mình. Theo đó, nhà tâm lý sẽ hướng dẫn cho Thân chủ tự ghi chép nhật ký cảm xúc khác thường của chính mình đê từ đó xem xét những ý nghĩ đó chính xác ra sao và thực sự đúng như thế nào.

Trong bản Nhật ký về những suy nghĩ rối loạn chức năng theo mẫu của Beck (Daily Record of  Dysfunctional Thoughts – DRDT) này, bốn cột quan trọng nhất tương ứng với ba điểm trong mô hình nhận thức cảm xúc ( tình huống, niềm tin và hậu quả cảm xúc), cộng thêm với những đáp ứng hoặc phản đáp ứng với những niềm tin (những niềm tin hợp lý hơn và bình thường hơn).

Hướng dẫn: Khi bạn ghi cảm xúc (vui, buồn, giận…) của bạn, bạn tự hỏi: “Suy nghĩ gì đang đi qua trí não tôi lúc này?”. Và ngay lập tức, bạn ghi ý nghĩ hoặc những hình ảnh tâm lý vào cột “Những ý nghĩ tự động”. Sau đó xem xét những ý nghĩ đó chính xác ra sao và thực sự đúng như thế nào.

1 2 3 4 5 6
Ngày Tình huống Cảm Xúc Những Ý Nghĩ Tự Động Những Đáp Ứng Khác Kết Cục

Cách ghi kết quả:

(1) Ghi ngày và giờ xảy ra các sự kiện tác động đến cảm xúc và suy nghĩ. (Có thể nhiều mốc thời gian trong 1 ngày hoặc có thể vài ngày 1 lần, thời gian này tùy thuộc vào cảm xúc của bạn).

(2) Bạn đang ở đâu?  Cái gì đang đến khi bạn bị rối nhiễu?

(3) Những cảm xúc gì bạn cảm thấy vào lúc đó (như buồn, lo âu, tức giận…)? Tỷ lệ mạnh của mỗi cảm xúc (Bạn ước lượng từ 0 – 100%)

(4) Những ý nghĩ gì, hình ảnh gì đi qua tâm trí bạn? Tỷ lệ tin vào mỗi ý nghĩ đó (0 – 100%)

(5) Dùng những câu hỏi bên dưới để soạn ra những suy nghĩ đáp ứng lại với những ý nghĩ tự động. Tỷ lệ niềm tin của bạn trong mỗi đáp ứng đó (0 – 100%). Đồng thời tham khảo danh sách những sai lệch có thể.

1.Cái gì là bằng chứng rằng ý nghĩ tự động là thực? Cái gì là bằng chứng rằng nó không thực?

2.Có những giải thích khác cho sự kiện đó không? Có cách nhìn khác về tình huống đó không?

3.Nếu ý nghĩ là sự thực, thì nó nói lên điều gì? Điều gây rối loạn, khó chịu nhất là gì? Quan điểm thực tế nhất là cái gì? Tôi có thể làm được gì về nó?

(6) Đánh giá lại tỷ lệ niềm tin của bạn trong những ý nghĩ tự động (0 – 100%) và cường độ cảm xúc của bạn (0 – 100%).


  Bản in

Quay về Kiến thức cơ bản

Các bài mới:

:: Programmed & Designed by Đỗ Minh Tiến© 2009 ::
:: Powered by Dr. Bùi Tiến Dũng ::