|
|
Gửi ngày 26 tháng 2 năm 2022 lúc 2:40 pm | |
Theo từ điển tiếng Việt thì thoái lui là một động từ được dùng để chỉ sự lùi lại, quay trở lại phía sau do gặp một trở ngại hoặc tấn công nào đó. Sự thoái lui được sử dụng như một thuật ngữ trong kinh tế học để chỉ sự đảo chiều giá tạm thời của các xu hướng nổi bật nhất trong giá cổ phiếu, theo sau đó là sự phục hồi xu hướng trước đó. Thoái lui cũng được biết đến như là một cơ chế phòng vệ phổ biến trong tâm lý học. Theo đó, thoái lui được miêu tả như một c
ơ chế phòng vệ – là một thuật ngữ tâm lý được sử dụng để chỉ hành động, cách thức lùi lại mà chủ thể lựa chọn để tự bảo vệ bản thân khỏi những vấn đề của họ. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trên nếu thoái lui ở một chủ thể chỉ được dùng như một cơ chế phòng vệ thông thường thì nó sẽ không có ảnh hưởng gì lớn đến cuộc sống của người đó. Trong trường hợp thoái lui được chủ thể sử dụng như 1 cách thức để giải quyết khủng hoảng của cá nhân thì sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bình sẽ lấy một số ví dụ cụ thể bạn đọc có thể dễ hình dung nhé: Chị A 28 tuổi, tốt nghiệp đại học loại ưu. Trước khi kết hôn chị A làm quản lý công nợ cho một công ty vận tải với mức thu nhập khoảng 10 triệu/tháng. Chị A là một người phụ nữ khá độc lập và hiện đại, không có tư tưởng phụ nữ sẽ ở nhà nội trợ. Sau khi kết hôn vì nhiều lý do chị A nghỉ việc ở nhà để dưỡng thai và sinh con. Sau khi sinh con chị A có thử tìm việc nhưng chị đều không đi phỏng vấn hoặc không đi làm. Lý do mà chị đưa ra khá nhiều bao gồm xa nhà, mức thù lao không xứng đáng, nếu chị đi làm thì không ai trông con… Kết quả là cho đến hiện tại khi con chị đã 3 tuổi chị A vẫn ở nhà chăm con và không thể làm một việc gì khác. Khi đến tham vấn và trị liệu tại Thanhbinhpsy chị A cho biết bản thân cảm thấy sợ hãi khi phải bắt đầu một công việc mới. Chị lo lắng về chuyên môn của bản thân, sợ rằng mình sẽ mất đi các kỹ năng để đáp ứng cho công việc. Chị A cảm thấy việc đi làm khiến chị cảm thấy bị gò bó và khó chịu về mặt thời gian… Trong suốt thời gian chị A ở nhà các mối quan hệ của chị A cũng trở nên tệ hơn đa phần đều đến từ cách cư xử của chị (hay bực dọc, không thông báo khi đưa ra quyết định…). Chính sự thoái lui về mặt cảm xúc, kỹ năng khiến cho chị A cảm thấy bản thân bị thiếu hụt và không tự tin khi đối diện với những điều mới. Về lâu dài sự thoái lui này sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, các mối quan hệ hay thậm chí là đời sống hàng ngày của chị A. T 20 tuổi. Sau khi học đại học được 1 học kỳ T quyết định ngưng việc học và về nhà. Sinh ra trong gia đình khá giả, T gần như không phải làm việc gì khi ở nhà. Sau hơn 1 năm ở nhà T ít nói hơn, ít giao tiếp xã hội hơn, tần suất sử dụng điện thoại tăng lên. Khi được gia đình hỏi về dự định tương lai (học nghề, đi làm…) T đều giữ thái độ im lặng và tiếp tục chìm đắm trong thế giới riêng của mình. Các nhà tâm lý không phủ nhận rằng T đã gặp một sự kiện hoặc sang chấn tâm lý nào đó gây tác động lớn đến sự thoái lui của bạn. Tuy nhiên, việc gia đình để T ở nhà hơn 1 năm và không có định hướng hay cách hỗ trợ đúng đắn khiến cho T sa lầy trong chính sự thoái lui của bản thân. Khi được hỏi về các dự định của tương lai T cho rằng bản thân sẽ không thể làm được bất cứ việc gì mặc dù cậu cho thấy niềm đam mê và năng khiếu về xe cộ. T cảm thấy điều kiện của ba mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhu cầu của cậu (có chỗ ở, có cơm ăn, hàng ngày mẹ cho tiền tiêu vặt…) và cậu không việc gì phải vất vả hay trường mình đi làm. Thay vì một cậu bé tự lập, ham học hỏi, thích khám phá T của hiện tại thụ động, tự cho bản thân kém cỏi, lười biếng và tự thỏa mãn. Sự thoái lui về mặt xã hội này cho thấy mức độ nguy hiểm và đáng lo ngại cho tương lai của chàng thanh niên T nói riêng và cho cả một thế hệ giới trẻ hiện nay nói chung. Sự thoái lui xã hội không gây ra hậu quả hay tác hại ngay lập tức tới chủ thể mà chúng ăn mòn và “giết” chết chủ thể một cách thầm lặng. Vì vậy, chúng ta cần thực sự tỉnh táo và chuẩn bị các kỹ năng để ngăn ngừa sự thoái lui xã hội. Đầu tiên, giữ cho cuộc sống của bạn luôn tích cực và khỏe mạnh. Một tinh thần minh mẫn, mạnh khỏe và tích cực sẽ giúp cho bạn luôn vui vẻ và có “sức đề kháng” để đương đầu với những khó khăn, khủng hoảng. Tìm đến sự hỗ trợ khi bạn cảm thấy sức khỏe tinh thần của mình có vấn đề. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, định hướng với chủ thể càng sớm sẽ giúp bạn kiểm soát và xử lý những khó khăn của mình một cách sớm nhất và triệt để nhất. Vì vậy, đừng đắn đo vì một số tiền nhỏ mà để cho sức khỏe tinh thần của mình gặp vấn đề lớn nhé. Cuối cùng, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân chủ thể thì những người xung quanh sẽ là những tác nhân và nguồn lực tiếp thêm động lực cho chủ thể vượt qua sự thoái lui hay những khó khăn của bản thân. |
|
Quay về Kiến thức cơ bản | |
Các bài mới:
| |