|
|
Gửi ngày 26 tháng 2 năm 2022 lúc 3:05 pm | |
Nomophobia
(No-Mobile-Phone phobia) hay còn gọi là hội chứng lo sợ khi không có điện thoại là một thuật ngữ mô tả nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng trên thế giới ngày nay dành cho những người nghiện smartphone, hay nói cụ thể hơn là nỗi sợ khi không có thiết bị di động bên người.
Mặc dù không xuất hiện trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê Rối loạn tâm thần DSM-V, tuy nhiên Nomophobia được xem xét như một dạng “ám ảnh cụ thể” dựa trên các định nghĩa được đưa ra trong cẩm nang này. Theo Bianchi và Philips (2005) hội chứng này là các yếu tố tâm lý liên quan đến việc sử dụng quá mức điện thoại di động.
Những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng Nomophobia cao thường là những người quá hướng nội (tìm kiếm cuộc sống trên thế giới ảo) hoặc cũng có thể là người có tính cách hướng ngoại (thích sử dụng điện thoại quá mức để phô diễn bản thân và các mối quan hệ của mình).
Hội chứng lo sợ khi không có điện thoại có thể được gây ra bởi rối loạn tâm thần tiềm ẩn và có khả năng những người mắc phải hội chứng này liên quan đến các hội chứng bao gồm ám ảnh xã hội hoặc rối loạn lo âu xã hội, lo âu xã hội, và rối loạn hoảng loạn. Nomophobia được cho là hội chứng của người trẻ và đang có dấu hiệu trẻ hóa từng ngày. Tại các trường đại học, tỷ lệ sinh viên có các hành vi mắc hội chứng này ngày càng gia tăng với những biểu hiện đặc trưng như luôn bị ám ảnh liên quan tới việc không có điện thoại di động, bất an khi điện thoại hết pin hoặc mất sóng. Theo nghiên cứu mới đây, cứ hai người mắc hội chứng lo sợ khi không có điện thoại thì có hơn một người (tỉ lệ lớn hơn 50%) sẽ không bao giờ tắt điện thoại di động và luôn mang theo bên mình. Hội chứng này xuất hiện nhiều ở người trẻ. Tại các trường đại học, tỷ lệ sinh viên có các hành vi mắc hội chứng này ngày càng gia tăng với những biểu hiện đặc trưng như luôn bị ám ảnh liên quan tới việc không có điện thoại di động, bất an khi điện thoại hết pin hoặc mất sóng. Theo nghiên cứu mới đây, cứ hai người mắc hội chứng lo sợ khi không có điện thoại thì có hơn một người (tỉ lệ lớn hơn 50%) sẽ không bao giờ tắt điện thoại di động và luôn mang theo bên mình.
Một nghiên cứu về hội chứng lo sợ khi không có điện thoại di động trên 2000 người tại Anh thu được kết quả như sau:
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên khoảng gần 600 nam giới là sinh viên đại học trong các ngành liên quan đến y tế. Có đến hơn 20% sinh viên nam trong đó mắc chứng rối loạn lo sợ khi không có điện thoại, gần 65% sinh viên có nguy cơ mắc hội chứng này. Cuộc nghiên cứu còn đưa ra một con số đáng báo động đó chính là có đến 80% số sinh viên kiểm tra điện thoại di động của họ ít nhất 35 lần/ngày.
Tại Mỹ, chứng nghiện smartphone ngày càng trở nên tồi tệ. Thống kê ở đây cho thấy sức ảnh hưởng không nhỏ của hội chứng này.
Trong số những tình nguyện viên tham gia khảo sát, cứ 3 người thì sẽ có 2 người để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ, họ cảm thấy yên tâm hơn, ngủ ngon hơn và đánh giá khả năng báo thức của điện thoại cao hơn những thiết bị điện tử khác như đồng hồ, máy đếm giờ, máy tính bảng, máy tính.
Trong công việc, có khoảng gần 35% người được hỏi sẵn sàng trả lời cuộc gọi của họ trong khi đang gặp gỡ đối tác bởi nếu tắt máy, họ sẽ không thể tập trung vào công việc và luôn suy nghĩ về cuộc gọi đó.
Theo thống kê, cứ 5 người lại có 1 người chấp nhận đi chân trần ra đường trong một tuần, chứ không thể không đụng đến điện thoại trong một ngày. Hơn 50% số người được phỏng vấn không bao giờ tắt điện thoại và gần 70% người lớn thật sự mắc chứng nghiện điện thoại di động tại Mỹ. Cùng với Nomophobia là gì thì các triệu chứng của hội chứng nghiện điện thoại cũng rất rõ rệt bao gồm: Cảm giác lo sợ hoặc tuyệt vọng khi rời điện thoại là triệu chứng đầu tiên của Nomophobia. Điện thoại sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người mắc phải hội chứng tâm lý này. Khi mắc Nomophobia, người dùng điện thoại thường không thể tập trung vào các cuộc hội thoại hoặc công việc mà liên tục kiểm tra thông báo mới và tin nhắn. Cảm giác không biết mình có bỏ lỡ điều gì không hoặc luôn có thứ gì đó đang chờ đợi là trạng thái rõ rệt mà Nomophobia ảnh hưởng tới suy nghĩ của con người. Giật mình khi không thấy điện thoại di động cũng là biểu hiện của người mắc hội chứng này. Bạn có thể đo mức độ tình trạng Nomophobia của mình thông qua thái độ khi bạn không tìm được điện thoại trong túi xách, trong ba lô hoặc để quên ở đâu đó khiến bạn tìm mãi không thấy. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra dấu hiệu cho thấy một người đang bị nghiện smartphone trầm trọng sẽ có cảm giác thấy điện thoại của họ đang rung hoặc đổ chuông liên tục trong khi thực tế thì không phải vậy.
Câu chuyện số 1
H và A là 2 cô bạn thân, H đã có gia đình và có một cô con gái 3 tuổi đáng yêu. Hai người thường hẹn nhau đi cafe để tâm sự chuyện chị em. Có một điều rất đặc biệt đó chính là cuộc hẹn nào H cũng đều mang cô con gái nhỏ theo cùng. Và đặc biệt hơn là con của H lại vô cùng ngoan ngoãn và không hề nghịch ngợm. Bởi trên tay cô bé lúc nào cũng là chiếc macbook.
H tự hào nói với A, con bé giỏi lắm, biết tự mở macbook, tự xem những gì mà nó thích trên youtube. Tới giờ ăn cơm là cứ 1 tô cơm với cái macbook là xong ngay. Ba mẹ muốn làm gì thì làm. Nghe qua có vẻ khá ổn vì macbook có thể giúp một cô bé đang tuổi chơi mà có thể an tĩnh đến vậy, mới bé tí tẹo mà có thể tự ăn cơm.
Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ của 2 cô bạn bỗng trở nên ầm ĩ vì cái macbook tự nhiên bị hết pin. Bé gái an tĩnh mà A vừa thấy trở nên cực kỳ kích động, cô bé nằng nặc đòi mẹ mở lại cái macbook cho bằng được và sau đó là một trân khóc la khiến cho H và A phải kết thúc cuộc hẹn để H có thể trở về nhà sạc pin ngay cho cái macbook trước khi bé con khóc đến ngất đi.
Câu chuyện số 2
Cách đây vài tuần, khi tôi còn lang thang trên internet để tìm địa điểm ăn chơi, hẹn hò cho chuyến du lịch châu Âu sắp tới. Tôi phát hiện ra có một nhà hàng ở Pháp rất thú vị. Đó chính là cái thông báo nghe có vẻ rất vô lý nhưng lại đầy ý tứ. “Miễn phí đồ ăn cho thực khách không sử dụng thiết bị di động khi dùng bữa”. Đơn giản như đang giỡn là vậy nhưng không biết có bao nhiêu người có thể rời khỏi chiếc smartphone để có thể được miễn phí bữa tối tại đây nhỉ.
Câu chuyện số 3
Là một nhà tâm lý lâm sàng và thường xuyên tiếp xúc với con người tôi được dạy một điều quan trọng rằng “hãy luôn biết cách dừng câu chuyện” hoặc nói dễ hiểu hơn là biết rõ thời điểm mà đối phương không muốn nghe bạn nói chuyện. Để làm được điều đó tôi đã phải luyện tập rất nhiều trong việc nhìn biểu cảm của người khác, thái độ của họ, cử động tay và cả ánh mắt của họ khi giao tiếp. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây tôi không phải làm những điều đó quá nhiều. Bởi nếu ai đó muốn dừng cuộc nói chuyện với tôi họ sẽ tự đồng tìm tới chiếc điện thoại của mình và bắt đầu “lướt”. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người dùng smartphone nên tạo thói quen đặt điện thoại cách xa giường để tránh những tác hại của sóng điện từ tới cơ thể. Việc này sẽ có tác dụng bảo vệ sức khỏe đồng thời hạn chế cảm giác phụ thuộc vào điện thoại 24/24 giờ ngay cả lúc ngủ. Giới hạn thời gian sử dụng công nghệ trong ngày bằng cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý, giờ nào việc đó. Điều này sẽ giảm được đáng kể khoảng thời gian dư thừa khiến bản thân bị cuốn hút bởi những thông tin trên mạng xã hội hoặc những dòng tin không quan trọng được chia sẻ trên smartphone. Giao tiếp với mọi người xung quanh cũng là một cách hữu hiệu để đẩy lùi hội chứng này. Mỗi người nên tạo thói quen cân bằng giữa thời gian nhìn vào màn hình điện thoại và thời gian tiếp xúc với người khác để không bỏ lỡ những mối quan hệ thực diễn ra hàng ngày. Trường hợp người mắc chứng Nomophobia quá nặng không thể điều chỉnh bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì người ta cho rằng có thể điều trị hội chứng này bằng việc sử dụng
Tranylcypromine và
Clonazepam kết hợp với các
liệu pháp tâm lý trị liệu để giảm thiểu các triệu chứng lo lắng. Những liệu pháp này tập trung vào việc tăng cường hành vi tự trị độc lập của người bệnh với những ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ. Một cách điều trị khác có thể là “Phương pháp tiếp cận thực tế”, hoặc liệu pháp thực tế yêu cầu bệnh nhân tập trung hành vi thoát ra khỏi điện thoại di động. Bằng những cách như vậy, dần dần con người sẽ cảm thấy được giải phóng, không còn cảm giác phụ thuộc vào điện thoại di động và hạn chế ảnh hưởng xấu của hội chứng Nomophobia đến chất lượng cuộc sống. |
|
Quay về Kiến thức cơ bản | |
Các bài mới:
| |