|
||||||||||||||||||||
Gửi ngày 1 tháng 2 năm 2010 lúc 3:20 pm | ||||||||||||||||||||
Các rối loạn lo âu
(Anxiety Disorders)
PGS.TS. Trần Hữu Bình,
Bộ Môn Tâm thần Đ.H.Y Hà Nội
Cùng với sự gia tăng của rối loạn trầm cảm, trong kỷ nguyên hiện đại của nền văn minh hiện nay đã phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Sự biến đổi nhanh chóng trong mọi mặt của đời sống xã hội; sự đối mặt với cuộc sống mưu sinh đầy khắc nghiệt, trước sự đổi thay về các nấc thang giá trị về đạo lý, cương thường; cũng như những quy luật khắt khe của cơ chế thị trường đã hình thành nhiều tình huống stress, gây ra những xung đột và lo âu mới cho nhiều cá nhân và xã hội ở những mức độ khác nhau. Bởi vậy, có tác giả gọi là "kỷ nguyên của lo âu" (W.H.Auden).
I. Khái niệm:
Rối loạn lo âu nằm trong phần "các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể" (F40 - F48) theo phân loại bệnh quốc tế 10 (ICD - 10F).
- Bệnh tâm căn
: Là những tập tính không thích hợp (thói quen bệnh lý) xuất hiện theo cơ chế tập nhiễm trong hoàn cảnh gây lo âu. Đáp ứng lo âu là chủ yếu trong tâm căn.
-
Lo bình thường:
Là hiện tượng tâm lý phổ biến, trước một câu hỏi chưa có sự giải đáp về cuộc sống, cái sống chết và thiên tai.
-
Lo bệnh lý (lo âu):
Là lo quá mức, dai dẳng không thực, không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy.
Lo âu là cảm giác lo sợ lan toả hết sức khó chịu, mang tính chất mơ hồ, kèm theo một hay nhiều triệu chứng cơ thể, ở trong trạng thái không yên lòng về việc gì đến mức thường xuyên và sâu sắc .
-
Sợ: Là trạng thái tâm lý xuất hiện trước một đối tượng cụ thể, có mối quan hệ rõ ràng giữa đối tượng và bản thân. Kinh hãi là sợ xuất hiện rất mạnh không có sự chuẩn bị trước.
-
Lo âu có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể khác.
* Khi đánh giá một bệnh nhân có biểu hiện lo âu, cần phải xác định:
Lo âu bình thường hay lo âu bệnh lý.
Nếu lo âu bệnh lý thì lo âu nguyên phát hay thứ phát:
. Trầm cảm và lo âu đi kèm với nhau.
. Bệnh cơ thể dẫn tới
lo âu (do nhận định tiêu cực của người bệnh)
.
Trong thực hành đa khoa: Lo âu kết hợp với trầm cảm: 13 - 30% thường mang tính chất dưới ngưỡng. Trầm cảm lo âu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể không thể giải thích được. Chủ yếu là các triệu chứng thuộc về tim mạch, tiêu hoá dạ dày- ruột.
Theo M.V Moffaert-1994: 45-70% triệu chứng trầm cảm trên bệnh nhân lo âu. 66-80% triệu chứng lo âu trên bệnh nhân trầm cảm. Trong 5 năm có tới 24% đổi chẩn đoán RLLA thành RLTC. Tỉ lệ kết hợp RLTC và RLLA lên đến 50%, có khi còn cao hơn.
Sự phân chia các loại lo âu:
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về hiện tượng học, di truyền học, các yếu tố sinh học, sự đáp ứng điều trị khác nhau, chia rối loạn lo âu ra các loại:
-
Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40)
+ ám ảnh sợ khoảng trống
+ ám ảnh sợ xã hội.
+ ám ảnh sợ chuyên biệt.
- Các rối loạn lo âu khác: (F41).
+ Rối loạn hoảng sợ.
+ Rối loạn lo âu lan toả.
+ Hổn hợp lo âu trầm cảm
-
Rối loạn
ám ảnh cưỡng chế (nghi thức) (F42).
Rối loạn lo âu toàn thể(F41.1):
(generalized anxiety disorder)
Bao gồm: Tâm căn lo âu, phản ứng lo âu, trạng thái lo âu.
Đây là rối loạn đặc trưng nhất hay xãy ra nhất. Đặc điểm lâm sàng của
rối loạn lo âu lan toả là dai dẳng, không có chủ đề rõ ràng, không khu trú vào một hoàn cảnh môi trường đặc biệt nào (lo âu tự do - lơ lửng ).
Triệu chứng ưu thế thay đổi: Lo lắng, run rẩy, căng thẳng cơ bắp, ra mồ hôi, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, chóng mặt, khó chịu vùng thượng vị, kèm theo linh tính điểm gỡ. Rối loạn này liên quan đến Stress trường diễn. Tiến triển dao động và mạn tính.
Chẩn đoán xác định:
- Nét chính là lo âu lan toả, nguyên phát kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng.
-
Sợ hãi, lo lắng về bất hạnh tương lai, dễ cáu gắt, khó tập trung tư tưởng
- Căng thẳng vận động: Bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, không có khả năng thư giãn.
- Hoạt động quá mức thần kinh tự trị: Đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm.
Có thể có triệu chứng trầm cảm, nhưng không đủ tiêu chuẩn một giai đoạn trầm cảm.
Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm (F41.2)
(Mixed anxiety and depressive disorder)
Bao gồm: Trầm cảm lo âu (anxiety depression).
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Phải có các triệu chứng đặc trưng của lo âu và trầm cảm (đều có ngang nhau, không bên nào trội hơn).
+ Các triệu chứng trầm cảm và lo âu đều có trùng lặp trong bệnh cảnh.
+ Các triệu chứng TKTV (cường giao cảm: run, mạch nhanh, đánh trống ngực, khô mồm, chóng mặt, vã mồ hôi, sôi bụng, ...)
Chẩn đoán phân biệt lo âu và trầm cảm.
*Trong lâm sàng:
- Lo âu: Kích thích giao cảm nhiều hơn, không mất khả năng làm việc. Hoạt động điện da tăng, huyết áp tăng.
- Trầm cảm:
Là hiện tượng ức chế, chủ yếu là buồn chán, không sáng kiến, không muốn sống, giảm dục năng. Hoạt động điện da giảm, huyết áp giảm.
* Test tâm lý:
-
Test zung, wang
: Đánh giá lo âu qua triệu chứng cường giao cảm.
- Test BECR: Đánh giá trầm cảm qua các triệu chứng cơ thể.
Triệu chứng
Rối loạn
Triệu chứng cơ thể
Triệu chứng TKTV
Rối loạn khí sắc
Test
Lo âu
+
++
+
zung
Trầm cảm
++
+
+++
Beck
Suy nhược
++
+
++
Zung+ beck
Vài nét về điều trị:
- Nhìn chung bệnh tâm căn là những tập tính không thích hợp (đã trở thành thói quen bệnh lý) xuất hiện theo cơ chế tập nhiễm trong một hoàn cảnh gây lo âu. Đáp ứng lo âu là chủ yếu trong bệnh tâm căn. Do đó, trong điều trị phải điều trị tâm lý, liệu pháp tập tính (liệu pháp hành vi), liệu pháp hoá dược (giải lo âu).
Rối loạn trầm cảm
PGS.TS. Trần Hữu Bình,
Bộ Môn Tâm thần Đ.H.Y Hà Nội
I. Khái niệm về cảm xúc và trầm cảm.
+ Cảm xúc được coi là quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa tâm thần và cơ thể.
+ Sự phân loại các hình thái rối loạn cảm xúc(RLCX) còn đang tiếp tục nghiên cứu, bởi lẽ mối quan hệ giữa căn nguyên-triệu chứng-quá trình sinh hoá cơ bản-sự đáp ứng với điều trị và kết thúc của rối loạn cảm xúc đang là vấn đề chưa được hiểu biết đầy đủ. Các hình thái RLCX chủ yếu dựa vào phân loại Quốc tế -IO(1992).
+ Những rối loạn cơ bản là sự thay đổi cảm xúc thường xuyên một giai đoạn trầm cảm (TC) hay một giai đoạn hưng cảm (HC), hoặc trầm cảm chuyển sang hưng cảm.
+ Khởi đầu của các giai đoạn RLCX của từng cá nhân thường có liên quan đến các sự kiện hoặc hoàn cảnh gây stress và có khuynh hướng tái diễn.
+ RLTC thường có kèm theo các triệu chứng cơ thể (sinh học), thực vật - nội tạng, bởi vì trong các rối loạn cảm xúc có kèm theo lo âu.
+ Rối loạn cảm xúc gặp ở các lứa tuổi và ở cả hai giới.
+ Phân biệt các mức độ RLTC nặng- nhẹ được biệt định dựa vào: Số lượng triệu chứng trầm cảm hiện có; mức độ trầm trọng của các triệu chứng; có triệu chứng loạn thần hay không loạn thần; sự ảnh hưởng hay không đến toàn bộ phạm vi hoạt động gia đình, xã hội, nghề nghiệp của cá nhân. Nhằm mục đích để tiện sử dụng cho các nhà lâm sàng.
- Theo WHO,1995 mỗi năm có tới 100 triệu người trên trái đất bị rối loạn trầm cảm (5%). Tần suất trong đời; 13% đối với nam, 21% đối với nữ. Gặp nhiều ở tuổi lao động (18-45tuổi): 70%, trong đó, 65-75% không được chẩn đoán, 25-30% đến các chuyên khoa khác. WayneKaton.MD, Kessler.RV,1994 phát hiện 74% bệnh nhân có rối loạn trầm cảm trong phòng khám nội tổng hợp
- nguy cơ tự sát cao: 10-20% (Rouillon)
- ảnh hưởng to lớn về mặt kinh tế của xã hội. ở mỹ, chi phí cho trầm cảm = 1/3 ngân sách toàn ngành tâm thần.
Nhận thức về trầm cảm - đó là một hội chứng bệnh lý của rối loạn cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài cần thiết ít nhất khoảng 2 tuần.
Tiêu chuẩn thời gian chủ yếu dùng để phân biệt một giai đoạn trầm cảm thật sự với các giai đoạn ngắn buồn rầu, phản ứng có thể xuất hiện trong vài hoàn cảnh đặc biệt do tình huống gây sang chấn, mà các triệu chứng khí sắc trầm hay mất thích thú thường chỉ xuất hiện trong vài ngày. Điều này cũng nhằm xác định rằng trầm cảm là một tiến trình bệnh lý thật sự theo nghĩa chiều sâu và nó không thể tự nhiên biến mất hoàn toàn vì nó gây ảnh hưởng nặng nề lên toàn bộ các mặt trong cuộc sống của bệnh nhân
.
II. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng.
1. Hội chứng trầm cảm điển hình
Tam chứng trầm cảm cổ điển :
+
Cảm xúc ức chế:
Người bệnh có khí sắc suy sụp, buồn rầu, phiền não không tương xứng với hoàn cảnh; giảm hoặc mất quan tâm, ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú. ở họ chỉ có cảm giác âm u khó xác định về một điều bất hạnh và cảm giác nặng nề về thể chất, nhìn |
||||||||||||||||||||
Quay về Kiến thức cơ bản | ||||||||||||||||||||
Các bài mới:
| ||||||||||||||||||||