User:
Pass:
 
Quên mật khẩu?
Động kinh

Động kinh


Bệnh động kinh là gì?

Một bệnh nhân bị bệnh động kinh là người bệnh nhân bị nhiều hơn một cơn động kinh co giật (từ hai cơn trở lên).

Những nguyên nhân của động kinh.

Những nguyên nhân có thể có của động kinh là:

·          Tổn thương não

·          Nhiễm trùng não

·          U não

·          Đột quị

·          Nhạy cảm về gen

Khoảng một nửa trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân.

Các loại cơn động kinh: có hai loại cơn chính

Co giật cục bộ

tác động đến một phần cơ thể

·          Rối loạn cảm giác, vận động thị giác

·          Bệnh nhân có thể vẫn còn tỉnh táo trong suốt cơn co giật

·          Có thể dẫn đến mất ý thức

Co giật toàn thể

·                      Bắt đầu như một cơn cục bộ và lan rộng ra toàn thân

·                      Mất ý thức thường từ 30 giây đến 5 phút

·                      Co cơ toàn thể

·                      Nhịp co và dãn cơ dữ dội  kéo dài từ một đến 2 phút

    Có thể cắn phải lưỡi, tiểu dầm, và khó thở.

Yếu tố kích thích:

    Những tình trạng sau có thể khởi phát co giật:

  • Quên dùng thuốc
  • Căng thẳng
  • Thiếu ngủ
  • Kinh nguyệt
  • Cùng lúc với nhiễm trùng như cúm hay sốt

Chẩn đoán

Động kinh được chẩn đoán dựa theo lời mô tả về cơn, do bệnh nhân và những người quan sát được mô tả lại. Bác sỹ có thể chỉ định một vài xét nghiệm để chẩn đoán:

·          Điện não đồ (EEG): Phương pháp ghi điện não mất khoảng 45 phút đến 1 giờ. Trong xét nghiệm này, nhiều điện cực được gắn ở đầu bệnh nhân. Bệnh nhân cũng được yêu cầu thực hiện một số việc để xem những hoạt động kiểu này có kích hoạt cơn động kinh.

·          Chụp hình não (brain scans): Chụp cắt lớp (CT scan) là kỹ thuật ghi nhận trên máy tính hình ảnh của não bằng cách dùng tia X và phát hiện ra cấu trúc não gây ra co giật; Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật sử dụng trường điện từ cao, thay cho tia X. MRI nhạy hơn, vì nó tìm ra được những bất thường cấu trúc tinh vi, vốn là nguyên nhân của động kinh. Người có mảnh ghép kim loại thì không thích hợp cho chụp MRI vì từ trường mạnh

Điều trị

·          Điều trị nội khoa: Thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tiên trong điều trị. Có nhiều thuốc chống động kinh  có sẵn. Bệnh nhân có thể dùng nhiều hơn một loại thuốc chống động kinh, phụ thuộc vào loại co giật của họ.

·          Điều trị ngoại khoa: Phẩu thuật não ở bệnh nhân có co giật cục bộ không đáp ứng thuốc chông động kinh phụ thuộc vào vị trí bắt đầu co giật. những bệnh nhân không có chỉ định rõ ràng để cắt bỏ tổn thương, việc kích thích thần kinh phế vị có thể xem xét

Tác dụng phụ của thuốc

·          Tác dụng phụ thông thường: buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi,

·          Tác dụng phụ ít gặp: run tay, mất tóc, mờ mắt, tăng cân

Làm gì khi một người bị co giật

  • Nên làm: Giử yên tỉnh; Bảo vệ bệnh nhân khỏi các nguy hại; Đặt bệnh nhân nằm nghiêng; Quan sát loại động kinh và thời gian động kinh
  • Không nên: Kiềm giữ bệnh nhân trừ phi có nguy hiểm; Đưa bất cứ vật gì vào miệng; Đám đông bao quanh người bệnh

Trạng thái động kinh là gì

Trạng thái động kinh là tình trạng bệnh nhân có: co giật liên tục hơn 5 – 10 phút, hoặc co giật khởi phát và kết thúc trong thời gian ít hơn 5 phút nhưng bệnh nhân không tỉnh lại giữa hai cơn co giật. Trạng thái động kinh là một cấp cứu nội khoa. Đưa người bệnh đến bệnh viện ngay

Điều trị dự phòng:

    Dự phòng  động kinh tái phát bằng cách:

·          Nhớ dùng thuốc chống động kinh

·          Có giấc ngủ đầy đủ

·          Thư giãn

·          Tránh dùng rượu

Tránh

·          Bơi một mình/ bơi trên biển

·          Trèo cao

·          Chơi vi tính hay trò chơi điện tử trong thời gian dài

·          Tắm trong bồn tắm

·          Nấu ăn một mình hoặc nấu ăn với lửa

Nên có một sổ nhật ký co giật, trong đó ghi nhận số lượng co giật và đánh giá hiệu quả của thuốc nhằm giúp cho bác sỹ điều chỉnh lượng thuốc tốt hơn.


  Bản in

Quay về Phổ biến kiến thức cho người bệnh

Các bài mới:

:: Programmed & Designed by Đỗ Minh Tiến© 2009 ::
:: Powered by Dr. Bùi Tiến Dũng ::