|
|||
Gửi ngày 7 tháng 1 năm 2010 lúc 4:53 pm | |||
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh ở một số trẻ lứa tuổi mẫu giáo và những năm đầu bậc tiểu học. Thật khó khăn cho những trẻ này trong việc kiểm soát hành vi và sự tập trung chú ý của chúng.
Ước chừng có từ 3-5% trẻ em bị bệnh ADHD có nghĩa là trong một lớp học có 25-30 em thì có thể có một em bị bệnh ADHD.
Trẻ em với ADHD phải đối mặt với các khó khăn, nhưng không phải là một việc không khắc phục được.
TRIỆU CHỨNG
Đặc trưng cơ bản của bệnh là kém tập trung chú ý, tăng động và xung động.
Những triệu chứng này xuất hiện từ rất sớm, ngay từ những năm đầu đời của đứa trẻ.
Các triệu chứng của bệnh ADHD xuất hiện và diễn ra trong rất nhiều tháng. Các triệu chứng
xung động và tăng động có trước các triệu chứng kém tập trung chú ý và kém tập trung chú ý ngày càng rõ ràng và nổi bật.
Một đứa trẻ ở trong lớp học không thể ngồi yên được một chỗ và hay nghịch ngợm bao giờ cũng dễ bị cô giáo để ý. Những trẻ xung động thường hành động không suy nghĩ có thể được xem như là có vấn đề về ý thức tổ chức kỷ luật, trong khi những trẻ thụ động hoặc chậm chạp lờ đờ lại được xem như chỉ là thiếu động cơ. Cả hai loại trẻ trên có thể đều là các thể khác nhau của bệnh ADHD.
Nhưng vì các triệu chứng của ADHD thì rất khác nhau trong các bối cảnh khác nhau nên chẩn đoán bệnh không dễ dàng. Bệnh ADHD có ba thể:
1. Thể tăng động xung động nổi trội.
2. Thể giảm tập trung chú ý nổi trội.
3. Thể
kết hợp cả tăng động và giảm tập trung chú ý.
I. Thể tăng động xung động:
Trẻ tăng động dường như luôn chân luôn tay liên tục hoạt động. Chúng lao tới vồ lấy hoặc nghịch bất cứ vật gì chúng nhìn thấy, nói không ngừng nghỉ. Ngồi ăn, ngồi học, nghe chuyên dường như là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề khó khăn đối với chúng. Chúng ngọ nguậy và bồn chồn ở trên ghế hoặc đi lộn xộn khắp phòng. Chúng có thể lắc tay, rung chân, sờ mó vào mọi thứ hoặc gõ bút ầm ĩ. Những trẻ lớn (thiếu niên hoặc thanh niên) có thể có cảm giác bồn chồn bên trong, chúng thường yêu cầu là cần phải nhanh lên và luôn giục làm nhiều việc gì đó ngay lập tức.
Trẻ xung động dường như không thể kìm chế được các phản ứng hoặc không thể nghĩ trước khi hành động. Chúng thường nói buột ra các bình luận không thích hợp, thể hiện ngay cảm xúc của chúng mà không có sự kìm chế hoặc hành động mà không lường hết hậu quả sau đó. Sự hấp tấp bốc đồng của chúng có thế làm cho chúng rất khổ sở nhất là khi chúng phải chờ đợi một việc gì đó, chúng muốn ngay lập tức. Chúng vồ lấy đồ chơi, sách vở của trẻ khác và đập hoặc ném nó đi nếu chúng thất vọng. Thậm chí đối với vị thành niên và người lớn thì thường hấp tấp bốc đồng trong việc lựa chọn để làm một việc gì đó có thưởng rất nhỏ nhưng ngay lập tức hơn là những việc có thưởng lớn hơn nhưng mất nhiều công sức mà lại chậm hơn.
Một số dấu hiệu tăng động và xung động điển hình:
- Cảm giác bồn chồn, ngọ nguậy chân tay hoặc ngọ nguậy trên nghế.
- Chạy lung tung, leo trèo hoặc rời khỏi chỗ ngồi lúc được yêu cầu là phải ngồi yên một chỗ.
- Nói buột ra câu trả lời trước khi nghe hết toàn bộ câu hỏi.
- Rất khó khăn trong việc chờ đợi hoặc quay trở lại các công việc dang dở.
II. Thể thiếu tập trung chú ý
Trẻ mắc chứng thiếu tập trung chú ý có khó khăn về mặt thời gian để tập trung chú ý vào một việc gì đó và chúng chán nản chỉ sau một vài phút (Nhưng nếu một việc hay một trò chơi mà chúng thích thì lại không có vấn đề về tập trung chú ý). Nhìn chung chú ý của trẻ bị ADHD vào việc tổ chức hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoặc làm một điều gì đó mới là vô cùng khó khăn đối với chúng.
Bài tập về nhà là một khó khăn đặc biệt đối với trẻ bị ADHD. Chúng hay quyên viết bài hoặc quên vở ở trường, đến trường thì quên vở ở nhà, mang nhầm vở. Bài tập về nhà nếu hoàn thành thì cũng đầy lỗi và tẩy xoá. Làm bài tập về nhà thường là sự thất bại của cả cha mẹ và trẻ.
Các dấu hiệu của thiếu tập trung chú ý là:
- Thường dễ dàng bị phân tán bởi các hình ảnh, tiếng động từ bên ngoài.
- Thường khó khăn trong việc tập trung chú ý vào các chi tiết và mắc các lỗi cẩu thả.
- Hiếm khi tuân thủ hướng dẫn một cách cẩn thận và thường xuyên để mất, để quyên đồ vật như đồ chơi, sách vở, bút, dụng cụ cần thiết cho học tập.
- Thường bỏ dở hết việc này đến việc khác,
Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ADHD dạng thiếu tập trung chú ý nổi trội - hiếm khi có xung động . Chúng biểu hiện sự "mơ màng", trên mây trên gió, dễ dàng lẫn lộn, cử động chậm chạp và dễ bị suy nhược mệt mỏi. Chúng gặp khó khăn trong việc sử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác so với những đứa trẻ khác. Trong khi các thầy cô giáo hướng dẫn bằng lời và bằng chữ trên bảng thì những đứa trẻ này rất vất vả để hiểu là mình cần phải làm gì và thường xuyên mắc lỗi. Chưa đủ, trẻ có thể ngồi yên, không khó chịu và thậm chí vẫn tham gia làm bài tập nhưng không chú ý một cách đầy đủ hoặc không hiểu mục đích nhiệm vụ của mình là gì.
Những trẻ thiếu tập trung chú ý thì hoà nhập hơn những trẻ tăng động xung động ở trong lớp học, ở sân chơi hoặc ở nhà. Chúng cũng ít mắc khuyết điểm hơn về các vấn đề quan hệ xã hội so với trẻ thể tăng động hoặc kết hợp. Do vậy mà những trẻ thiếu tập trung chú ý thường không được phát hiện lưu ý hoặc bỏ qua -nhưng chúng cũng cần sự giúp đỡ như những trẻ bị dạng ADHD khác.
Các vấn đề về hành vi phải xuất hiện từ rất sớm trước 7 tuổi và kéo dài ít nhất 6 tháng.
Để đánh gía là có ADHD ở một đứa trẻ, bác sỹ phải cân nhắc thận trọng.
NGUYÊN NHÂN
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của bệnh để tìm cách chữa trị và hy vọng một ngày gần đây có thể phòng ngừa được bệnh ADHD.
Một số tác nhân môi trường
:
- Có thể có sự liên quan giữa việc sử dụng thuốc lá và rượu trong suốt quá tình mang thai trẻ và nguy cơ mắc ADHD trong các thế hệ tiếp theo. Đó cũng là cảnh báo tốt nhất nên bỏ rượu và thuốc lá khi có thai.
- Nồng độ chì cao trong người các cháu. Từ khi chì không được phép có trong sơn, xăng thì thấy mức độ nhiễm độc không xẩy ra nữa. Những đứa trẻ sống trong những ngôi nhà đời cũ dùng sơn có chì hoặc ăn uống ở những ống nước có chứa hợp chất có chì thì có thể có nguy cơ bị bệnh ADHD.
-Chấn thương não
:
Là một giả thuyết nguyên nhân được đưa ra từ rất sớm. Một số trẻ bị chấn thương sọ não có một số dấu hiệu hành vi tương tự như ADHD nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ bị ADHD có chấn thương não.
DI TRUYỀN
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xảy ra có tính chất gia đình, đó được xem
là do ảnh hưởng của gen di truyền.
NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ BỆNH CĂN ADHD
Một số hiểu biết
về cấu trúc não hữu ích, để hiểu được các NCKH đang được tiến hành nhằm tìm ra cơ sở thực thể của bệnh ADHD. Phần não được chú ý nghiên cứu là các thuỳ trán của đại não. Thuỳ trán giúp ta hành động giải quyết vấn đề, lập kế hoạch tiếp theo, hiểu hành vi của người khác và kiềm chế các xung động. Hai thuỳ trán trái và phải liên lạc với nhau qua thể trai ( là các sợi thần kinh kết nối hai thuỳ trán).
Các hạch nền là các chất xám liên hợp nằm sâu trong bán cầu đại não và là phần kết nối giữa đại não và tiểu não, và tiểu não chính là cơ quan phối hợp vận động. Tiểu não chia ra 3 phần, phần giữa là Thuỳ nhộng (Vernis).
Tất cả các vùng nói trên của não đều đã được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp chiếu chụp não. Các phương pháp này gồm : chụp cộng hưởng từ chức năng (FMRI), chụp bức xạ positron (PET), chụp bức xạ đơn quang tử (SPECT). Các tổn thương tâm lý chủ yếu trong ADHD đã được kết nối
với những nghiên cứu này. Tới năm 2002, các nhà nghiên cứu chuyên ngành tâm thần nhi- Viện sức khoẻ tâm thần Hoa kỳ đã tiến hành trên 152 trẻ em trai và gái mắc ADHD, có đối chứng với 1 nhóm 139 trẻ tương đương về giới và tuổi không mắc ADHD. Các trẻ này được chụp não ít nhất 2 lần, tối đa 4 lần trong vòng 10 năm. Nhóm mắc ADHD có thể tích não nhỏ hơn 3-4% so với nhóm chứng trên tất cả các vùng não nghiên cứu: các thuỳ trán, chất xám thuỳ thái dương, nhân đuôi và tiểu não. Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ADHD được chữa bằng thuốc có khối lượng chất trắng không khác biệt so với nhóm chứng. Các trẻ không được điều trị đều có giảm thể tích chất trắng khác thường. Chất trắng chứa các sợi thần kinh kết nối các vùng não xa nhau. Các sợi này dầy nên khi não phát triển và trẻ lớn lên. Mặc dù MRI được dùng để theo dõi thay đổi về não nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây là công cụ đo lường trong nghiên cứu chứ không phải là công cụ để chẩn đoán ADHD cho từng đứa trẻ. Điều này cũng đúng với các xét nghiệm thần kinh học khác như PET và SPECT
ĐIỀU TRỊ ADHD
|
|||
Quay về Phổ biến kiến thức cho người bệnh | |||
Các bài mới: | |||